Select Page

Phía sau biển hiệu Facebook và bài học đắt giá cho các doanh nghiệp

Phía sau biển hiệu Facebook và bài học đắt giá cho các doanh nghiệp

Phía sau tấm biển tại của Facebook và bài học đắt giá cho doanh nghiệp

Chúng tôi vẫn thấy nhiều các kỹ sư hiện nay vẫn ngồi link tay bằng Excel để lập giá thầu. Tại nhiều công trường các kỹ sư vẫn muốn giữ nguyên cách làm cũ, không ưa việc áp dụng cách làm mới, công nghệ mới vào cải tiến. Nhiều kỹ sư phàn nàn mọi việc đang tốt, sao cứ bày ra, vẽ chuyện. Hi vọng câu chuyện sau đây sẽ giúp bạn thay đổi suy nghĩ đó.

Toàn bộ nhân viên làm việc tại Facebook bắt buộc phải ghi nhớ bài học từ tấm biển đặt trước trụ sở chính ở Thung lũng Silicon.

Nếu có dịp ghé thăm trụ sở chính của Facebook ở Thung lũng Silicon, bạn sẽ nhìn thấy một tấm biển lớn với biểu tượng nút Like huyền thoại. Phát minh ra nút like được xem là một tượng đài, đánh dấu cột mốc lịch sử quan trọng của Facebook. Nhưng nhiều người chưa biết bí mật đằng sau tấm biển ấy, cùng bài học đắt giá của CEO Mark Zuckerberg muốn chia sẻ.

Nhìn từ phía trước, tấm biển hiệu này cũng giống như nhiều tấm biển khác ở thung lũng Silicon.

Biển hiệu nút Like của Facebook và câu chuyện đắt giá cho doanh nghiệp xây dựng

Biển hiệu nút Like của Facebook và câu chuyện đắt giá cho doanh nghiệp xây dựng

Nhưng nếu đi vòng ra phía sau, bạn sẽ bất ngờ khi thấy thực ra đây là một tấm biển cũ của Hãng Sun Microsystems, nay đã phủ đầy bụi. Trong quá khứ, nơi đây đã từng là trụ sở chính của Sun Microsystems và Facebook là công ty tiếp quản mảnh đất này.

Phía sau là tên công ty Sun Microsystems đã từng đặt trụ sở ở đây

Phía sau là tên công ty Sun Microsystems đã từng đặt trụ sở ở đây

Sun Microsystems đã từng là một gã khổng lồ công nghệ. Nếu ai từng theo dõi Tạp chí PC World những năm cuối thế kỷ 20, đầu thế kỷ 21 sẽ thấy những poster quảng cáo hoành tráng của hãng này. Thế mạnh của họ là sản xuất bóng bán dẫn và máy tính, máy trạm. Rất nhiều các phần mềm mang tính cách mạng như hệ điều hành SunOS và Solaris, hệ thống file mạng Network File System (NFS), nền tảng lập trình Java rất phổ biến hiện nay đều từng thuộc về Sun Microsystems.

Thế nhưng, Sun Microsystems không chịu đổi thay để bắt kịp xu hướng công nghệ và hãng đã phải bán mình cho tập đoàn Oracle với giá 7,4 tỷ USD vào năm 2010. Để cho cái tên Sun Microsystems đi vào dĩ vãng. Sun Microsystems trở thành một điển hình thất bại do không chịu đổi mới và sáng tạo trong thế giới chuyển động thay đổi mỗi ngày.

Facebook ra đời, phát triển, chuyển tới Thung lũng Silicon và tiếp quản trụ sở cũ của Sun Microsystems. CEO Mark Zuckerberg quyết định giữ lại tấm biển của công ty này. Mark cho quay mặt sau của tấm biển quay ra ngoài, đặt biểu tượng nút Like của Facebook lên đó.

Quyết định của Mark ẩn chứa trong đó là cả một bài học đắt giá về sự thay đổi đang diễn ra mỗi ngày. “Biểu tượng này chứng minh rằng điều tồi tệ vẫn có thể xảy ra khi chúng ta đang đứng trên đỉnh vinh quang, nếu như chúng ta không tiếp tục tìm kiếm sự sáng tạo của riêng mình.”

Sun Microsystems đã tự để mình bị đào thải vì không chịu thay đổi, không chịu tiến lên phía trước. Hãng đã suy tàn vì suy nghĩ bảo thủ, không tìm kiếm sự sáng tạo, chuyển mình, thay đổi để tồn tại và phát triển. Facebook chắc chắn không thể đi lại vào đúng vết xe đổ này, vì thế Mark đã quyết định để lại tấm biển đó, để nhắc nhở chính mình và toàn bộ nhân viên: Hoặc là đổi mới, sáng tạo và chuyển động hoặc là chết chìm giữa hàng ngàn công ty StartUp đang mọc lên như nấm sau mưa.

Dù bạn là ai, dù bạn đang làm gì, bạn cũng phải ghi nhớ một điều rằng, đừng bao giờ tự thoả mãn, đừng bao giờ ngừng sáng tạo nếu không bạn sẽ chẳng còn lý do gì để tồn tại nữa.

Câu chuyện này hay, GXD đăng lại trên trang web, cũng là để cố gắng học hỏi và chia sẻ với bạn đọc quan tâm. Nếu bạn vẫn đang làm thầu hoặc quản lý xây dựng hoặc vẫn làm theo cách cũ. Hãy trang bị ngay phần mềm Dự thầu GXD cho công ty, cử nhân viên tìm đến khóa học lập giá thầu… đổi mới, làm mới mình, ứng dụng công nghệ để phát triển mạnh hơn, không bị tụt hậu, không đánh mất mình.

Chỉ có 1 thứ không bao giờ thay đổi thôi. Thứ không bao giờ thay đổi là sự thay đổi.

About The Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Kênh video Dự thầu

Đi tới Dự thầu GXD

Phần mềm QLCL GXD

Danh mục các chủ đề