Lập giá thầu nên giảm phần nào để đảm bảo đạt ý sếp?
Em là học viên dự toán của GXD, sếp có giao cho em 1 file dự toán công trình nhà nước, hình thức là chỉ định thầu. Giá trị trong file là xấp xỉ 500 triệu, giờ sếp bảo là làm lại file chào thầu giá trị tầm 400 triệu. Vậy cho em hỏi là như trường hợp này thì mình nên bỏ những phần nào (giá vật tư, chi phí dự phòng…) để theo đáp ứng đúng như yêu cầu ạ?
Trả lời:
Nó cũng tùy vào tình hình cụ thể của từng công trình, gói thầu, biện pháp thi công, các đầu việc mời thầu và chào thầu, tình hình cung ứng vật tư, máy móc, thiết bị và nhân lực…
- Có thể giảm một số định mức
- Có thể xem giảm được giá mua vật tư nào đó
- Cũng có thể giảm chi phí dự phòng. Tùy loại hợp đồng, giá cả và dự đoán xem khối lượng phát sinh liệu có không? và giá cả những loại vật liệu mình sẽ sử dụng liệu có thể tăng đột biến không? Ví dụ: đợt dịch Covid lần trước giá xăng giảm, đổ đầy bình xe ô tô mà chạy loăng quăng hết Hòa Bình, Lào Cai… không biết đi đâu nữa vì xăng rẻ.
- Có thể giảm do biện pháp, do thuê máy, do dịch Covid không có việc làm, tranh nhau giảm giá thầu phụ nhận việc…
- Có thể làm cái thư giảm giá 18-20% trên tổng (từ 500 xuống 400 mà)
Kinh nghiệm của mình: Nhìn trong danh mục công việc chào thầu, cái nào giá trị lớn, tìm cách giảm cái đó thì may mới từ 500 về 400 được, chứ mất thời gian vào giảm mấy đầu việc vài trăm nghìn với vài triệu thì không đạt được mục tiêu.
Cũng có ý kiến cho là:
1. Nên giảm hao phí định mức là ổn nhất, đỡ bị kiểm toán nhà nước soi. Giá vật tư thì kiểm cho hợp lý tránh bị cắt. Các công tác nào cảm thấy khó bảo vệ cũng hạ đơn giá hoặc đơn giá bằng 0 nốt (đào đất thủ công, … )
2. So sánh giá giao khoán và % abc để tránh bị lỗ.
2. So sánh giá giao khoán và % abc để tránh bị lỗ.
Nói chung để đáp ứng nhiệm vụ này cần có kinh nghiệm. Bài này cũng góp phần vào mớ kinh nghiệm cần tích lũy của bạn hãy đọc và nắm bắt luôn, để hình thành nên nền tảng kinh nghiệm và phương pháp luận xử lý công việc.
Các thảo luận mới