Select Page

Hồ sơ hợp đồng tương tự của nhà thầu có dấu hiệu cắt dán gian lận

Hồ sơ hợp đồng tương tự của nhà thầu có dấu hiệu cắt dán gian lận
Hồ sơ hợp đồng tương tự của nhà thầu có dấu hiệu cắt dán gian lận. Bên mời thầu có văn bản yêu cầu làm rõ, nhưng nhà thầu không thực hiện được, tiếp tục đánh giá hay loại nhà thầu?

1. Tình huống về hồ sơ hợp đồng tương tự

Bên mời thầu (BMT) đang trong quá trình đánh giá hồ sơ dự thầu thì phát hiện ra hồ sơ hợp đồng tương tự của nhà thầu A đạt yêu cầu của hồ sơ mời thầu, nhưng có dấu hiệu cắt dán, gian lận, mặc dù đã có công chứng.
BMT đã làm văn bản để yêu cầu nhà thầu bổ sung, làm rõ và mang hợp đồng, biên bản nghiệm thu gốc để đối chiếu nhưng nhà thầu trả lời đang chuyển văn phòng nên không thể cung cấp được hồ sơ và yêu cầu bên mời thầu tiếp tục đánh giá theo hồ sơ nhà thầu đã nộp.
Xin hỏi: BMT tiếp tục đánh giá hồ sơ của nhà thầu hay có thể loại nhà thầu từ bước này?

2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư trả lời vấn đề này như sau:

Khoản 1, Điều 16 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ quy định sau khi mở thầu, nhà thầu có trách nhiệm làm rõ hồ sơ dự thầu theo yêu cầu của bên mời thầu. Trường hợp hồ sơ dự thầu của nhà thầu thiếu tài liệu chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm thì bên mời thầu yêu cầu nhà thầu làm rõ, bổ sung tài liệu để chứng minh tư cách hợp lệ, năng lực và kinh nghiệm.
Đối với các nội dung đề xuất về kỹ thuật, tài chính nêu trong hồ sơ dự thầu của nhà thầu, việc làm rõ phải bảo đảm nguyên tắc không làm thay đổi nội dung cơ bản của hồ sơ dự thầu đã nộp, không thay đổi giá dự thầu.
Theo hướng dẫn tại Mục 17 chương I Mẫu hồ sơ mời thầu ban hành kèm theo Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT ngày 6/5/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì nhà thầu phải chuẩn bị sẵn sàng các tài liệu gốc để phục vụ việc xác minh khi có yêu cầu của bên mời thầu.
Đối với vấn đề trong tình huống nêu trên, việc làm rõ hồ sơ dự thầu được thực hiện theo quy định nêu trên.
Theo đó, bên mời thầu có thể yêu cầu nhà thầu cung cấp bản gốc hợp đồng tương tự để xác minh, làm rõ hoặc liên hệ trực tiếp với chủ đầu tư của các hợp đồng tương tự mà nhà thầu kê khai trong hồ sơ dự thầu để xác minh tính trung thực trong việc kê khai thông tin về hợp đồng tương tự.
Trường hợp bên mời thầu có bằng chứng cho thấy nhà thầu cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ dự thầu thì nhà thầu sẽ bị coi là có hành vi gian lận trong đấu thầu theo quy định tại Khoản 4, Điều 89 Luật Đấu thầu và sẽ bị xử lý theo quy định tại Khoản 1, Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ./.
Nguồn: mpi.gov.vn/Pages/tinbai.aspx?idTin=45133&idcm=182

3. Khoản 4 Điều 89. Các hành vi bị cấm trong đấu thầu Luật Đấu thầu

4. Gian lận, bao gồm các hành vi sau đây:
a) Trình bày sai một cách cố ý hoặc làm sai lệch thông tin, hồ sơ, tài liệu của một bên trong đấu thầu nhằm thu được lợi ích tài chính hoặc lợi ích khác hoặc nhằm trốn tránh bất kỳ một nghĩa vụ nào;
b) Cá nhân trực tiếp đánh giá hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất, thẩm định kết quả lựa chọn danh sách ngắn, kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư cố ý báo cáo sai hoặc cung cấp thông tin không trung thực làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư;
c) Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin không trung thực trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư.

4. Khoản 1, Điều 122 Nghị định số 63/2014/NĐ-CP của Chính phủ

1. Cấm tham gia hoạt động đấu thầu từ 03 năm đến 05 năm đối với một trong các hành vi vi phạm các Khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều 89 của Luật Đấu thầu;

About The Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Kênh video Dự thầu

Đi tới Dự thầu GXD

Phần mềm QLCL GXD

Danh mục các chủ đề