Select Page

Nội dung hồ sơ mời thầu ảnh hưởng thế nào đến việc lập giá dự thầu?

Nội dung hồ sơ mời thầu ảnh hưởng thế nào đến việc lập giá dự thầu?

Nội dung hồ sơ mời thầu ảnh hưởng thế nào đến việc lập giá dự thầu?

Bài viết của tác giả Lê Vinh (giảng viên dự toán dự thầu tại GXD) chia sẻ trên levinhxd.com về nội dung liên quan giữa giá dự thầu và hồ sơ mời thầu. Đây là bài viết hay, tôi xin bổ sung và cập nhật thêm 1 số nội dung và chia sẻ lại với bạn đọc quan tâm.

Xuất phát từ câu hỏi: “Nội dung trong hồ sơ mời thầu ảnh hưởng như thế nào đến việc lập giá dự thầu trong hồ sơ dự thầu?”. Tác giả Lê Vinh xin Trả lời bạn như sau: (Câu trả lời sau áp dụng cho gói thầu xây lắp).

Theo hướng dẫn của Bộ Kế hoạch đầu tư tại Thông tư số 03/2015/TT-BKHĐT, nội dung hồ sơ mời thầu gồm 3 phần:

  • Phần 1 gồm các chỉ dẫn đối với Nhà thầu
  • Phần 2 gồm các yêu cầu về xây lắp (kỹ thuật)
  • Phần 3 gồm các yêu cầu trong hợp đồng

1) Phần chỉ dẫn với Nhà thầu

Chỉ đẫn với Nhà thầu đưa ra các yêu cầu về năng lực hồ sơ mời thầu và các hướng dẫn về việc chuẩn bị hồ sơ dự thầu, niêm phong, nộp hồ sơ. Trong phần này bên mời thầu cũng hướng dẫn các mẫu trình bày trong hồ sơ dự thầu từ đơn dự thầu, ủy quyền, thư bảo đảm, các bảng kê khai, biểu trình bày giá dự thầu…

Như vậy với phần chỉ dẫn với Nhà thầu chỉ có các biểu mẫu là liên quan đến việc lập giá dự thầu, chúng ta cần xem xét kỹ để có sự trình bày đúng form mẫu tránh bị trừ điểm khi bên mời thầu đánh giá hồ sơ.

2) Phần các yêu cầu về xây lắp

Là các quy định việc thực hiện thi công xây lắp phải theo bản vẽ thiết kế đã được phê duyệt, kèm theo các tiêu chuẩn, quy chuẩn và chỉ dẫn kỹ thuật áp dụng để quản lý chất lượng trong quá trình thi công xây dựng. Do vậy phần này là hết sức quan trọng, cụ thể:

+ Bản vẽ: Giúp chúng ta xác định rõ các đầu việc, khối lượng, từ đó xác định được khối lượng thừa thiếu so với tiên lượng mời thầu để chào bổ sung.

+ Tiên lượng: Giúp ta nhanh chóng xác định đơn giá dự thầu, tổng hợp giá chào thầu. Tiên lượng cũng là cơ sở xem xét các khối lượng thừa thiếu để chào giá bổ sung giúp sau này trúng thầu có cơ sở thương thảo hợp đồng.

+ Các yêu cầu về mặt kỹ thuật: Giúp đưa ra giải pháp thi công hợp lý, từ đó có giá chào thầu hợp lý, đảm bảo chất lượng tiến độ nhưng giá vẫn cạnh tranh. Ví dụ với đào đất hố móng ta có thể có giải pháp đào kết hợp máy, thủ công (tỷ lệ% công việc), đồng thời có các biện pháp đảm bảo thành hố đào, bơm nước và giữ ổn định cho các công trình lân cận.

+ Bên cạnh đó cần xem xét kỹ các yêu cầu về chủng loại vật liệu đưa vào giá dự thầu, ví dụ nếu yêu cầu của Hồ sơ mời thầu là sử dụng các loại thép liên doanh nhưng chúng ta chào giá dự thầu là thép Thái Nguyên thì sẽ không đạt dù giá là thấp hơn.

3) Phần yêu cầu về hợp đồng:

Trong phần này ta chú ý 3 yếu tố:

1- Hình thức đơn giá hợp đồng (loại hợp đồng)

  • Hình thức đơn giá liên quan mật thiết đến giá chào thầu. Nếu hợp đồng là đơn giá trọn gói hay đơn giá cố định thì giá chào thầu cần dự báo được các yếu tố biến động trong tương lai, tức phải có sự dự phòng trong đó. Cụ thể: Hợp đồng trọn gói không thay đổi giá hợp đồng trong suốt thời gian thực hiện hợp đồng, do đó phải tính cả dự phòng cho khối lượng phát sinh và dự phòng cho yếu tố trượt giá. Đối với hợp đồng đơn giá cố định, vì khi thanh toán sẽ theo khối lượng nghiệm thu thực tế, do đó không phải dự phòng cho khối lượng, nhưng phải tính dự phòng cho yếu tố trượt giá, bởi ký hợp đồng rồi thì đơn giá trong hợp đồng không được điều chỉnh nữa. Nếu hiểu biết vấn đề này, thì bên mời thầu cũng cần phải tính toán đưa các yêu tố này vào phần mời thầu, bởi nếu đằng thẳng ra, bên mời thầu không tính dự phòng mà bên nhà thầu tính thì có thể giá thầu sẽ vượt giá gói thầu khi xét. Nếu như vậy thì rất rắc rối khâu xử lý khi đấu thầu.
  • Nếu hợp đồng đơn giá điều chỉnh thì đương nhiên ta cần cân đối chào giá ở mức thấp, mà quan tâm chủ yếu vào yếu tố kỹ thuật để cạnh tranh với các đối thủ (thường trong đấu thầu ít khi Chủ đầu tư áp dụng đơn giá điều chỉnh). Đặc biệt lưu ý thêm nếu hợp đồng đơn giá trọn gói thì khối lượng phải xác định chuẩn xác ngay từ lúc bóc hồ sơ bản vẽ phục vụ lập giá dự thầu, tránh các khối lượng thiếu gây lỗ trong quá trình thực hiện hợp đồng.

2- Tiến độ thực hiện (trong nội dung hồ sơ mời thầu)

Tiến độ tối đa được quy định trong hợp đồng và Bảng dữ liệu đấu thầu (Phần 1). Tóm lại giá hợp đồng cần phải cân đối phù hợp với tiến độ thực hiện. Ví dụ: Nếu thi công 40 căn biệt thự trong vòng 6 tháng thì bạn có thể luân chuyển cốp pha, nhưng nếu phải thi công trong vòng 3 tháng thì việc luân chuyển cốp pha là rất khó. Do vậy việc chào giá ván khuôn trong trường hợp này cần phải có sự cân đối phù hợp.

3- Tạm ứng / thưởng phạt

Chủ đầu tư tư nhân rất chú trọng thưởng phạt tiến độ trong Hợp đồng.

  • Tạm ứng: Việc được tạm ứng hay không rất quan trọng, nếu hợp đồng không được tạm ứng (một số công trình vốn ngân sách) thì giá chào thầu cần tính toán đến việc huy động vốn, lãi vay ngân hàng.
  • Thưởng phạt: Hiện nay nhiều Chủ đầu tư tư nhân (họ rất quan trọng tiến độ) sẽ có thưởng phạt rất phân minh. Nhiều Nhà thầu vì tiến độ không đạt mà bị phạt, khiến cho lãi dự kiến được hưởng cuối cùng chỉ đủ bù vào tiền phạt tiến độ hoặc chất lượng công việc.

Trên đây là 1 số chia sẻ về nội dung hồ sơ mời thầu ảnh hưởng thế nào đến việc lập giá dự thầu. Hi vọng là bài viết hữu ích với bạn đọc duthaugxd.com. Đừng quên ủng hộ chúng tôi bằng cách chọn sử dụng phần mềm Dự thầu GXD nhé.

About The Author

Leave a reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *

Kênh video Dự thầu

Đi tới Dự thầu GXD

Phần mềm QLCL GXD

Danh mục các chủ đề