2. Ví dụ 2 Bài tập đơn giá tổng hợp (Thực hiện bằng hai cách)
Đề bài: Sử dụng phần mềm Dự thầu GXD để tính giá dự toán thầu cho một số công tác của một công trình dân dụng có bảng tiên lượng như sau:
STT |
Tên công việc |
ĐVT |
Khối lượng |
1 |
Đào đất hố móng cấp II (vận chuyển đi đổ 70% với cự ly 10km) |
m3 |
6.400 |
2 |
Cột bê tông cốt thép C1 (gồm thép, cốp pha và bê tông) |
cột |
3 |
Giả sử:
– Đào đất máy 90% , thủ công 10%, dùng ô tô 10T chuyển đi đổ
– Cột C1 đọc trong bản vẽ là cột chữ nhật có kích thước 0,4*0,3*3,2 m và dùng 0,018 tấn thép D8; 0,02 tấn thép D16; bê tông thương phẩm M250.
Cho biết thêm:
– Công trình thi công tại Quận Hai Bà Trưng – Hà Nội
– Nhà thầu thi công bằng cốp pha thép; giá vữa BT M250 tham khảo 870.000 đ/m3
– Giá nhân công lập theo lương TT hiện tại và Nghị định 205/2004
– Giá ca máy lập theo giá nhiên liệu, năng lượng, tiền lương thời điểm hiện tại
Bài làm:
Các bạn nhìn vào đề bài có thể nhận thấy đây là dạng chào thầu theo kiểu đơn giá tổng hợp. Về lý thuyết phải có định mức tổng hợp, nhưng thực tế hiện nay chưa có định mức tổng hợp. Thực tế hiện nay chủ yếu làm đơn giá tổng hợp hình thành từ nhiều mã định mức dự toán.
Công tác thứ nhất: Đào đất hố móng, ta cần tra mã hiệu như sau:
+ Đào đất thủ công 10%
+ Đào đất bằng máy 90%
+ Vận chuyển đất đi đổ 10km (phải tách cự ly theo hướng dẫn áp dụng định mức của ĐM 1776/BXD-VP), lưu ý số đất vận chuyển đi đổ là 70%.
Công tác thứ hai: Cột bê tông cốt thép, chúng ta phải chào cả đơn giá ván khuôn, thép, bê tông sẽ khá phức tạp do không cùng đơn vị tính. Cụ thể, cần tính 1 cột C1 sẽ tốn bao nhiêu ván khuôn, bao nhiêu thép, bao nhiêu bê tông sau đó chào gộp lại thành đơn giá cho 1 cái cột. Cách xử lý với loại công tác này như sau:
+ Tra mã hiệu ván khuôn kim loại (100m2)
+ Tra mã cốt thép: D < 10 (tấn), D < 18 (tấn)
+ Tra mã bê tông (m3)
Ta chào với tất cả mã trên sau đó tiến hành gộp, gọi là các đơn giá tổng hợp.
Các thảo luận mới